Vietnam

VIETNAM

Tổng quan nghiên cứu sinh sau đại họ

Nghiên cứu sinh sau đại học là gì

Nghiên cứu sinh sau đại học của trường đại học Phúc lợi Tokyo là chế độ mà sinh viên có thể nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục ・ phúc lợi xã hội (bao gồm cả ngành quản trị kinh doanh ), trường có chế độ 〔tương tự như chế độ thỉnh giảng〕 để cho những sinh viên có nguyện vọng chỉ nghiên cứu về lĩnh vực mà mình mong muốn cũng có thể tham gia nghiên cứu, sau khi kết thúc khóa dự bị thí sinh có thể thi vào hệ cao học chính quy của trường.
Thời gian học cơ bản là 1 năm, dựa vào thành tích học tập và tình trạng nghiên cứu thì sinh viên cũng có thể hoàn thành trong vòng nửa năm. Tùy thuộc vào đề tài nghiên cứu ・ khảo sát thì sinh viên cũng có thể ở lại tối đa 2 năm để nghiên cứu.  
Nếu sinh viên có thể lấy đủ chứng chỉ và hoàn thành được khóa học thì có thể được vào học tại khoa thạc sĩ của trường (※ Thông qua thi tuyển
 ※ Có chế độ ưu đãi đối với sinh viên có thư tiến cử của thầy hướng dẫn)

Hơn nữa, đối với nghiên cứu sinh sau đại học, trong quá trình nghiên cứu mà hoàn thành được một số môn của hệ cao học chính quy thì sau khi trở thành sinh viên cao học chính quy, những môn học đó đều được công nhận để hoàn thành khóa cao học. Tuy nhiên, nếu những môn mà nghiên cứu sinh lấy thuộc các môn cơ sở của bậc đại học thì khi trở thành sinh viên cao học chính quy sẽ không được công nhận để hoàn thành khóa cao học.


Có thể thi vào hệ cao học trường đại học Phúc lợi Tokyo sau khi kết thúc khóa nghiên cứu sinh (khi nhập học thì tuyển chọn)


○Năng lực tiếng Nhật cần thiết:Có trình độ N1 trong kì thi năng lực tiếng Nhật 
○Phương hướng học tập:Tập trung vào các môn học chuyên ngành trong lĩnh vực chuyên ngành và viết luận văn thạc sĩ.
・Khoa Phúc lợi xã hội chuyên ngành Phúc lợi xã hội (thạc sĩ 〔Phúc lợi xã hội học〕)
・Khoa giáo dục chuyên ngành giáo dục (thạc sĩ 〔giáo dục〕)

Các chi nhánh

Nagoya、Isesaki、Ikebukuro.

Khóa học ・ Giáo trình

Giáo trình nghiên cứu sinh sau đại học (dự định)
・Phòng xuất nhập cảnh quy định nghiên cứu sinh phải có tối thiểu 10 giờ học mỗi tuần.  
・Trong quá trình tham gia khảo sát ・ nghiên cứu sinh viên sẽ lên kế hoạch nghiên cứu dưới sự giám sát của giáo sư hướng dẫn.

<Các khóa học>
Văn hóa và ngôn ngữ Nhật BảnⅠ(Môn học bậc đại học)
Văn hóa và ngôn ngữ Nhật BảnⅡ(Môn học bậc đại học)
※Về năng lực tiếng Nhật của nghiên cứu sinh, môn tiếng Nhật (cách viết văn tự・đọc hiểu・ngữ pháp・hội thoại・tập làm văn・nghe hiểu v.v) cần thiết phải học thêm (mất thêm phí).
Khóa học Cơ sở bậc đại học
→ Khóa quản trị kinh doanh
(khóa chính quy học tại các chi nhánh:Ikebukuro・Nagoya)
Khoa phúc lợi xã hội(chuyên ngành quản trị kinh doanh)
→ Khóa phúc lợi xã hội
(khóa chính quy học tại các chi nhánh:Ikebukuro・Nagoya)
Khoa phúc lợi xã hội(chuyên ngành phúc lợi xã hội)
→ Khóa giáo dục học
(khóa chính quy học tại các chi nhánh:Ikebukuro・Nagoya)
Khoa giáo dục

※ Học các môn của hệ cao học, cũng như là các môn cơ sở của bậc đại học.
※Các môn của hệ cao học, được giảng dạy tại hệ cao học chính quy trong trường.
※Những sinh viên có nguyện vọng vào Khóa giáo dục trẻ nhỏ ・ Khóa tâm lý lâm sàng xin hãy liên hệ để biết thêm chi tiết.

Chương trình nghiên cứu sinh sau đại học là gì?

Ứng viên thỏa mãn 2 điều kiện sau:
(1)Các ứng viên đã tốt nghiệp (được công nhận sắp tốt nghiệp) đại học tại nước mình hoặc tại Nhật Bản (đã học xong phổ thông và đại học tổng cộng là 16 năm trở lên)là điều kiện cần phải có.
(2)Ứng viên có bằng chứng nhận Năng lực thi tiếng Nhật(đối với JLPT(trình độ N2 trở lên)), (đối với J-cert(trình độ chuẩn thượng cấp trở lên))、đối với J-TEST(trình độ C trở lên))v.v... là điều kiện đủ để được xét nộp hồ sơ.

Thủ tục nộp hồ sơ

Trình tự nộp hồ sơ đến khi nhập học

① Trong thời gian nhận hồ sơ tham khảo ở mục 2 bên dưới, hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đừng quên đánh dấu vào địa điểm mong muốn dự thi, lệ phí thi rồi nộp cùng hồ sơ.
② Sau đó ngày thi sẽ được ấn định, và tiến hành thi. Trường sẽ thông báo đến từng thí sinh giờ giấc, địa điểm thi sau khi nộp hồ sơ.
③ Sau khi thông báo kết quả thi, thí sinh sẽ tiến hành nộp tiền học phí cho năm đầu tiên.
④ Sau khi trường xác nhận thí sinh nộp học phí xong, trường sẽ gửi Giấy báo nhập học đến cho thí sinh.  
※ Từ khi nộp hồ sơ cho đến khi biết kết quả mất khoảng 1~2 tháng、do đó các thí sinh hãy chú ý về tư cách lưu trú của mình để nộp hồ sơ đúng hẹn
※ Trước khi nộp hồ sơ thí sinh không cần liên hệ trước với giáo viên. Sau khi nhập học, nội dung nghiên cứu, các môn học cần lấy cũng như giáo viên hướng dẫn sẽ được nhà trường chỉ địn


Thời hạn nộp hồ sơ  ※Tính theo dấu bưu điện

(1)Nhập học tháng 4 năm 2020
Lần 1: 2 tháng 9 năm 2019 (thứ hai)  ~  20 tháng 12 năm 2019 (thứ sáu)
Lần 2: 7 tháng 1 năm 2020 (thứ ba)  ~  18 tháng 2 năm 2020 (thứ ba)
(2)Nhập học tháng 10 năm 2020
15 tháng 4 năm 2020 (thứ tư) ~ 31 tháng 8 năm 2020 (thứ hai)


Lệ phí thi: 35,000 yên

※ Những hồ sơ ghi dưới đây nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạmthì sẽ không được dự thi. Sau khi có kết quả báo đỗ mà phát hiện có dấu hiệu sai phạm v.v... thì kết quả đó cũng sẽ bị hủy.
※ Hồ sơ sau khi nộp sẽ không trả lại bất cứ thứ gì dù bất kì lý do gì.

Hồ sơ dự tuyển

※ Những hồ sơ ghi dưới đây nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạmthì sẽ không được dự thi. Sau khi có kết quả báo đỗ mà phát hiện có dấu hiệu sai phạm v.v... thì kết quả đó cũng sẽ bị hủy.
※ Hồ sơ sau khi nộp sẽ không trả lại bất cứ thứ gì dù bất kì lý do gì.

  Giấy tờ cần thiết Những lưu ý cần thiết
1 Hồ sơ dự thi Thí sinh tự điền vào mẫu đơn có sẵn trong hồ sơ.
2 Sơ yếu lý lịch ・ Kế hoạch chi trả
các loại chi phí
Thí sinh tự điền vào mẫu đơn có sẵn trong hồ sơ.
3 Lý do nộp hồ sơ Thí sinh tự điền bằng tiếng Nhật vào mẫu đơn có sẵn trong hồ sơ.
4 Chủ đề nghiên cứu trong tương lai Mẫu đơn có sẵn trong hồ sơ. Ghi cụ thể những gì muốn nghiên cứu tại bậc cao học sau 1năm hoàn thành khóa nghiên cứu sinh. ※ Nội dung viết trong hồ sơ chỉ mang tính tham khảo, sau khi trở thành nghiên cứu sinh chính thức giáo viên hướng dẫn sẽ hỗ trợ thêm.
5 Chứng nhận người bảo lãnh Người bảo lãnh tự điền vào mẫu đơn có sẵn trong hồ sơ.
6 Bảng điểm ・ Tỷ lệ đi họ
c v. v của trường đang học
Khi nộp hồ sơ nộp kèm Tỷ lệ đi học ・ Bảng điểm (bản gốc) của các cơ sở dạy tiếng Nhật đang học hay các trường chuyên tu đang theo học.
※Các cơ sở đào tạo tiếng Nhật hay các trường chuyên tu là các trường tiếng, là các khoa tiếng Nhật tại các trường đại học・cao đẳng, và các loại hình đào tạo trung cấp khác.
※Với những thí sinh đang học đại học thì phải nộp Giấy chứng nhận đang học và bảng điểm(bản gốc.
※Nộp cả tỉ lệ đi học nếu biết (không cần theo mẫu).
7 Bảng điểm v.v〔bản gốc〕
(Chú ý 1)và bản dịch tiếng Nhật
Bảng điểm của trường học cuối cùng tại nước mình hoặc tại Nhật.
8 Giấy chứng nhận tốt nghiệp
hoặc Bằng tốt nghiệp
〔bản gốc〕(Chú ý 1)
và bản dịch tiếng Nhật
Bằng tốt nghiệp của trường học cuối cùng tại nước mình hoặc tại Nhật. ※Bằng tốt nghiệp đại học nếu không ghi rõ học vị cử nhân thì phải nộp thêm bằng chứng nhận về học vị cử nhân đó.
9 Giấy báo thuế năm 2019 Nộp giấy báo thu nhập do địa phương nơi mình sinh sống cấp kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019(năm Heisei 31), từ ngày 1 tháng 1 năm 2018(năm Heisei 30)※Không chấp nhận giấy khấu trừ thuế. ※Dù không có thu nhập, thì cũng cần giấy báo thu nhập ghi 0 yên.
10 Giấy tờ chứng minh khả năng ch
i trả học phí・sinh hoạt phí
Nộp giấy tờ mới phát hành trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm nộp đơn chứng minh khả năng chi trả Học phí ・ Sinh hoạt phí. Trong trường hợp nộp sổ ngân hàng, thì phải photo toàn bộ số trang ghi lại quá trình chi tiêu kèm trang có ghi rõ tên chủ khoản và tên ngân hàng.
※Trong trường hợp thí sinh tự trả phí:thì nộp bản sao sổ ngân hàng có tên thí sinh chủ khoản, hoặc các giấy tờ chứng minh đang nhận học bổng.
※Trường hợp người chi trả không phải là thí sinh:Giấy chứng nhận số dư tài khoản của người chi trả (bản gốc) hoặc bản sao sổ tiết kiệm ngân hàng, giấy chứng nhận chuyển tiền thực tế (bản sao biên lai chuyển khoản do ngân hàng cấp, bản sao sổ ngân hàng của chính chủ có ghi chép về việc chuyển khoản)
11 Bản sao chứng nhận năng
lực tiếng Nhật
Nộp bản sao chứng nhận năng lực tiếng Nhật JLPT(trình độ N2trở lên)hoặc J-TEST(trình độ C trở lên), J - Cer(trình độ chuẩn thượng cấp trở lên)hoặc là giấy chứng nhận, bảng điểm chứng minh năng lực tiếng Nhật của thí sinh.
12 Bản sao thẻ ngoại kiều (2mặt) Thẻ ngoại kiều copy 2 mặt trên khổ giấy A4. Chú ý khi copy không để mất số thẻ và không được mất 4 góc của thẻ
13 Ảnh Nộp 3 ảnh(cao 4cm×rộng 3cm). Mặt sau ghi đầy đủ tên, ngày tháng năm sinh, trong đó 1 ảnh dán vào hồ sơ. Ảnh chụp trong vòng 3 tháng trở lại tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Ảnh chụp bán thân trên, chụp chính diện, phông nền sáng rõ ràng. Không nhận ảnh in từ máy tính.
14 Bản sao biên lai lệ phí thi Bản sao biên lai chuyển khoản từ ngân hàng nộp cùng phong bì hồ sơ.
Hồ sơ cần nộp từ người bảo lãnh tài chínhơ người bảo lãnh tài chính cần nộp >

1) Trường hợp thí sinh tự túc

 

Giấy tờ cần thiết

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ

1

Chứng minh tài chính

Do ngân hàng cấp với tên chủ khoản là thí sinh đang nộp hồ sơ.

2

Chứng nhận đi làm

Do cơ quan liên quan phát hành, có ghi rõ thời gian làm việc.

3

Chứng nhận thu nhập (trong vòng 3 năm)

Cơ quan làm việc cấp, có ghi mức lương nhận được trong 1 năm.



2) Trường hợp thí sinh có người bảo lãnh đang sống ở Nhật

 

Giấy tờ cần thiết

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ

1

Chứng nhận đi làm

Chủ doanh nghiệp thì cần nộp 「Chứng nhận thành lập công ty」, người tự kinh doanh thì cần nộp 「Bản khai thuế hàng năm」.

2

Giấy chứng nhận đóng thuế (trong vòng 3 năm)

Phải được cấp bởi cục, sở thuế địa phương. Không nhận giấy 「Khấu trừ thuế 」.

3

Giấy cư trú

Có ghi đầy đủ thành viên trong gia đình. Nếu là người nước ngoài thì phải nộp thêm bản sao thẻ ngoại kiều.

4

Giấy chứng nhận con dấu

Là giấy chứng nhận con dấu của người bảo lãnh tài chính.

5

Giấy chứng nhận số dư tài khoản

Của người bảo lãnh tài chính.

6

Giấy chứng nhận mối quan hệ 2 bên

Nếu thí sinh là người trong gia đình hoặc là có quan hệ họ hàng với người bảo lãnh thì phải có giấy chứng nhận mối quan hệ đó.



3) Thí sinh có người bảo lãnh chuyển tiền từ nước ngoài

 

Giấy tờ cần thiết

Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ

1

Chứng nhận đi làm

Do cơ quan làm việc cấp ghi rõ thời gian làm việc. Nếu là chủ doanh nghiệp thì phải nộp bản sao 「Giấy chứng nhận thành lập công ty」 hoặc 「Giấy phép kinh doanh」.

2

Chứng nhận thu nhập (trong vòng 3 năm)

Do nơi làm việc cấp phải ghi rõ mức thu nhập hàng năm ・ tên công ty và địa chỉ liên lạc.

3

Chứng nhận số dư tài khoản

Do ngân hàng cấp, đứng tên người bảo lãnh.

4

Chứng minh nhân thân (chứng minh có quan hệ gia đình, họ hàng)

Nếu ở Nhật thì cần có giấy cư trú (có đầy đủ thành viên trong gia đình), hoặc hộ tịch. Nếu không ở Nhật có thể dùng 「Giấy khai sinh」 v.v

※ Chứng minh số dư tài khoản là người bảo lãnh phải chứng minh có dư số số tiền đủ để chi chả học phí cho thí sinh.
※ Gần đây số lượng du học sinh cư trú bất hợp pháp ・ hoặc lao động bất hợp pháp tăng lên đến mức báo động khiến cục xuất nhập cảnh Bộ tư pháp xét duyệt từ cách lưu trú 「Du học sinh」 nghiêm khắc hơn, theo đó những hồ sơ mà đến từ những quốc gia ・ vùng lãnh thổ có số lượng lớn người cư trú bất hợp pháp tại Nhật thì cục xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu nộp thêm một số giấy tờ khác ngoài những hồ sơ nêu trên, do đó các thí sinh hết sức chú ý.


Một số lưu ý trong khâu chuẩn bị hồ sơ

※ Nếu phát hiện gian lận trong phần tự khai, thí sinh sẽ không được dự thi. Hoặc trong trường hợp đã thông báo kết quả đỗ nhưng phát hiện ra gian lận thì kết quả đó cũng sẽ bị hủy bỏ.
※ Tất cả hồ sơ đã nộp đều không hoàn trả dù bất cứ lí do gì.
(1)Phần ghi quốc tịch
Ghi như trên hộ chiếu

(2)Phần ghi ngày tháng năm sinh
Ngày tháng năm sinh ghi đúng như trên hộ chiếu. Nếu thí sinh có hộ chiếu rồi thì hãy nộp kèm bản sao hộ chiếu cùng với hồ sơ đăng ký dự thi.

(3)Phần ghi họ và tên
Họ tên ghi như trên hộ chiếu

(4) Phần ghi thành phần gia đình.
Trong hồ sơ ghi rõ họ tên đầy đủ của cha mẹ ・ anh chị em ruột, tuổi tác (hoặc ngày tháng năm sinh), nghề nghiệp, nơi cư trú.

(5) Phần ghi nơi sinh
Nơi sinh ghi rõ đến quận, huyện, thị.

(6) Phần ghi trường học và địa chỉ trường học đó tại quốc gia mình
Ghi rõ tên trường và chi tiết địa chỉ trường học tại thời điểm nộp hồ sơ.

(7) Lịch sử nhập cư
Ghi rõ những lần đã từng đến Nhật và rời đi trong quá khứ.

(8) Mục lý do muốn nhập học trong phần so yếu lý lịch
Chú ý về nội dung và độ dài nên vừa phải.

(9)Mục trình độ học vấn
Nếu tại thời điểm nộp đơn mà thí sinh đang học tại Nhật thì trong hồ sơ phải ghi rõ về tên, trường học và trình độ học vấn cuối cùng tại quốc gia mình.

(10) Mục phương thức chi trả
Người bảo lãnh tài chính cho thí sinh phải điền rõ tên và mối quan hệ với thí sinh trong mẫu hồ sơ.

(11) Đối với thí sinh đã từng trượt tư cách lưu trú trong quá khứ
Giải trình về lý do bị trượt, cần nộp thêm giấy tờ để làm sáng tỏ về những vấn đề đã bị nghi ngờ trước đây.



Một số lưu ý khác khi nộp hồ sơ

Tuyển chọn hồ sơ ・ phỏng vấn (có thể thi tiếng Nhật nếu thấy cần thiết)
※ Ngày giờ thi sẽ được báo đến từng thí sinh.
※ Kết quả thi sẽ được thông báo sau khi thí sinh qua được vòng loại hồ sơ và phỏng vấn, sau đó tuyển chọn qua vòng thi tiếng Nhật. Do đó, trường sẽ không nhận các cuộc gọi hay trả lời qua đường bưu điện về kết quả của thí sinh.
※ Đối với những thí sinh không qua được vòng loại hồ sơ thì sẽ không có vòng phỏng vấn. Trường sẽ thông báo ngay kết quả cho thí sinh sau khi hồ sơ của thí sinh bị loại .

Thủ tục nhập học

1.Quy trình nhập học
(1) Sau vòng thi tuyển trường sẽ tiến hành làm thủ tục xin tư cách lưu trú cho thí sinh. Thí sinh chú ý nếu hồ sơ thiếu một trong các loại giấy tờ cần thiết thì sẽ không thể xin được.
(2) Sau khi tư cách lưu trú được cấp trong vòng 1 tuần thí sinh phải nộp học phí năm đầu vào tài khoản chỉ định của nhà trường. Ngoài ra, những thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện chú ý nộp cả phí dự tuyển như bên dưới ghi.
(3) Sau khi xác nhận thí sinh đã chuyển khoản, trường sẽ gửi 「Giấy báo đỗ」 「Giấy báo nhập học」 và 「Giấy chứng nhận tư cách lưu trú」 do cục nhập cảnh cấp cho thí sinh. Khi thí sinh nhận được những giấy tờ kể trên thì có thể tiến hành xin thị thực tại cơ quan cấp thị thực của Nhật ở nước sở tại.

2.Phí dự tuyển: 35,000 yên
※ Những thí sinh thi đỗ nhớ chuyển khoản lệ phí thi và học phí.
※ Lệ phí dự tuyển sau khi chuyển khoản rồi thì dù có đỗ ・ hay trượt sẽ không hoàn lại dù bất cứ lý do gì.

3.Học phí cho hệ nghiên cứu sinh sau đại học (khóa 1 năm)

Hạng mục

Phần 1 năm

Phí nhập học

100,000 yên

Học phí

460,000 yên

Miễn giảm khi trả 1 lần

ー30,000 yên

Phí cơ sở hạ tầng

80,000 yên

Các phí khác

60,000 yên

Tổng

670,000 yên

※ Đối với thí sinh nộp hồ sơ từ nước ngoài, trước khi nhập học thì tiền học phí sẽ thu theo năm và toàn bộ thí sinh được hưởng chế độ miễn giảm khi trả 1 lần.
※ Khi chuyển khoản số tiền học phí trên thí sinh cần trả thêm 10,000 yên cho phần lệ phí chuyển khoản của ngân hàng. Khi chuyển khoản từ nước ngoài thì sẽ mất lệ phí chuyển khoản từ ngân hàng nước ngoài và ngân hàng Nhật Bản. Số tiền thí sinh chuyển khoản, sau khi đã trừ đi học phí, lệ phí từ phía ngân hàng nếu còn dư sẽ được chuyển sang thành một phần tiền học phí của năm học sau.
※ Sau khi nhận được tư cách lưu trú, trong vòng 1 tuần thí sinh phải chuyển khoản học phí vào tài khoản chỉ định của nhà trường.
※ Về cơ bản học phí sau khi chuyển khoản sẽ không hoàn lại. Tuy nhiên, sau khi đóng học phí thí sinh không nhập học hoặc xin thôi học thì nhà trường có thể hoàn lại học phí nếu rơi vào các trường hợp sau. Tuy nhiên số tiền hoàn lại cũng sẽ bao gồm cả phí chuyển khoản.
(ⅰ) Không lấy được tư cách lưu trú thì sẽ hoàn lại học phí nhưng không bao gồm lệ phí dự tuyển.
(ⅱ) Trong trường hợp tư cách lưu trú được chấp nhận nhưng không làm thủ tục đến Nhật, thì trường sẽ hoàn lại tiền học phí nhưng không bao gồm phí dự tuyển và phí nhập học. Tuy nhiên, thí sinh phải trả lại Giấy báo nhập học và Giấy chứng nhận tư cách lưu trú.
(ⅲ) Thí sinh đã làm thủ tục xin cấp thị thực tại cơ quan cấp thị thực của Nhật ở nước sở tại nhưng bị bác bỏ nên không thể đến Nhật, thì trường sẽ hoàn lại tiền học phí nhưng không bao gồm phí dự tuyển. Tuy nhiên, thí sinh phải hoàn lại Giấy báo nhập học và 「Giấy thông báo không cấp thị thực cho thí sinh từ cơ quan cấp thị thực của Nhật ở nước sở tại」.
(ⅳ) Trong trường hợp thí sinh đã được cấp thị thực nhưng lại từ chối việc nhập học trước khi đến Nhật, thì sau khi xác nhận được thực sự thị thực chưa dùng đến nhà trường sẽ hoàn lại học phí nhưng không bao gồm phí dự tuyển và phí nhập học. Thêm vào đó thí sinh cũng phải trả lại Giấy báo nhập học cho trường.
(ⅴ) Sau khi nhận được thị thực và đã đến Nhật mà thí sinh không nhập học hoặc nhập học rồi sau đó làm thủ tục nghỉ học thì nhà trường cũng sẽ không hoàn lại học phí.

※ Đối với những thí sinh có nguyện vọng ở trong ký túc xá của trường (chi nhánh Nagoya ・ chi nhánh Isesaki), thì phải đóng thêm một khoản định kỳ về lệ phí ký túc xá.
※ Ngoài những khoản phí phải đóng đã nêu trên, sau khi nhập học sinh viên phải trả thêm phí sách giáo khoa ・ các loại phí tham gia các hoạt động của học đường (khoảng ¥20,000.- một năm).
※ Đối với những thí sinh nhập học kỳ tháng 10 năm 2020 tức là theo học trong vòng nửa năm (6 tháng), thì học phí sẽ thu 1 lần như bảng dưới.

 Hạng mục

 Phí nhập học

 Học phí

 Phí cơ sở hạ tầng

 Phí khác

 Tổng

 Số tiền

 100,000 yên

 230,000 yên

 40,000 yên

 60,000 yên

 430,000 yên


4.Lệ phí thi ・ Địa chỉ chuyển khoản học phí

Đối với thí sinh học tại chi nhánh Nagoya

Ngân hàng chỉ định

Tên chi nhánh

Số tài khoản

Tên chủ khoản

Ngân hàng Mizuho

Nagoya

Thông thường 2588523

GAKKO HONIN CHAYA SHIRO JIRO KINEN GAKUEN


Đối với thí sinh học tại chi nhánh Isesaki ・ Ikebukuro

Ngân hàng chỉ định

Tên chi nhánh

Số tài khoản

Tên chủ khoản

Ngân hàng Mizuho

Ikebukuro

Thông thường 2027852

GAKKO HONIN CHAYA SHIRO JIRO KINEN GAKUEN


Địa chỉ liên hệ ・ Nộp hồ sơ

●(Các chi nhánh  Isesaki ・ Ikebukuro ・ Oji) xin gửi về Phòng tuyển sinh chi nhánh Oji
〒114-0004 Tokyo Kita ward Horifune 3-23-11
TEL:+81-3-5960-7426 FAX:+81-3-3981-2533
E-mail:ryu-hojin@ad.tokyo-fukushi.ac.jp
●(Chi nhánh Nagoya) Trung tâm quan hệ công chúng chi nhánh Nagoya
〒453-0014 Aichi Prefecture Nagoya city Nakamura Ward Noritake 1-1-4
TEL:052-454-3502 FAX:052-454-3505
E-mail:nyugaku-nago@ad.tokyo-fukushi.ac.jp